Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường THPT Văn Chấn


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
22/01/10, 03:58 pm
nhoc_pro
[Tui là]
Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Catlnhoc_proBản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Catr

Đại Tướng
Đại Tướng

Họ Tên Của Bạn : Quản Lý 4rum Văn Chấn School
Nam
Tổng số bài gửi : 328
Ngày Sinh : 04/01/1991
Ngày Tham Gia : 07/04/2009
Tuổi : 33
Bạn Đến Từ : Noi Tình Yêu Bát Đầu

Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Vide

Bài gửiTiêu đề: Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an
http://www.vanchan.us.to

Ngoại giao Việt Nam luôn tiếp thu truyền thống của cha ông: Độc lập, tự chủ.... Tại HĐBA, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam, dám nói tiếng nói khác", Thứ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ tại buổi trực tuyến.


Khi đàm phán thương lượng, thế giới nhìn vào cán bộ ngoại giao không phải chỉ một cán bộ Việt Nam đơn thuần mà là cả bộ mặt dân tộc. Ra với thế giới, điều hậu thuẫn mà các nhà ngoại giao cần là sự đoàn kết toàn dân tộc đằng sau mình. Tinh thần dân tộc luôn là sức mạnh của nhà ngoại giao Việt Nam.

Sau một tiếng trao đổi cởi mở, thẳng thắn, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng chia sẻ góc nhìn của một nhà lãnh đạo ngoại giao về vị thế Việt Nam với 2 năm tham gia Hội đồng Bảo an, về bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong những giờ khắc quyết định khó khăn tại cơ chế đa phương quan trọng hàng đầu này.

"Dám nói tiếng nói khác"

Theo Thứ trưởng Phạm Bình Minh, bản sắc riêng và dấu ấn mà Việt Nam để lại nằm ở hai yếu tố chính: yêu chuộng và giữ gìn hòa bình; tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.

Khi xử lý tất cả các vấn đề, trong tất cả các cuộc thảo luận, đó hai nguyên tắc bất biến của Việt Nam. Đó chính là bản sắc riêng của Việt Nam.

Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Ban-tron
Nhắc lại mối lo của nhiều người trước khi Việt Nam tham gia HBĐA, rằng Việt Nam với kinh nghiệm chưa nhiều, lần đầu tham gia HĐBA, có thể chỉ là nước "ăn theo nói leo nước khác". Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định "điều này xảy ra khi các nước không có vị thế, bản sắc, phong thái riêng".

"Tham gia HĐBA, Việt Nam tôn trọng Hiến chương LHQ, tôn trọng luật pháp quốc tế, và tôn trọng độc lập, chủ quyền các nước, giữ gìn hòa bình...", nghĩa là "vừa theo nguyên tắc chung, vừa đảm bảo nguyên tắc riêng", vì thế, "Việt Nam không theo nước nào khác", "không bị nước nào, yếu tố nào gây ảnh hưởng".

Ông nói rõ, trong hoạt động của HĐBA, một nước tham gia không phải chỉ là thành viên có trách nhiệm với toàn thế giới, mà phải cả với khu vực. Các nước thành viên và không thành viên HĐBA đều có yêu cầu cụ thể đến vấn đề cụ thể liên quan đến họ. Đó là điều đương nhiên, nước nào cũng có yêu cầu này, yêu cầu kia. Việc yêu cầu hay nói cách khác là gây sức ép là có, nhưng xử lý như thế nào vừa đảm bảo mục tiêu chung của LHQ, lợi ích khu vực, vừa đảm bảo lợi ích, giữ nguyên tắc là của từng nước.

"Tất cả vấn đề Việt Nam đều trao đổi với các nước thành viên HĐBA và các nước có liên quan. Nhiều vấn đề, lãnh đạo các nước, trong đó có ASEAN gọi trực tiếp với lãnh đạo chúng ta... Việt Nam có sự trao đổi, thảo luận với 5 nước thành viên thường trực cũng như các nước không thường trực", Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho hay.

Thứ trưởng cũng cho hay, trong HĐBA, cơ chế đặt ra là có nước được trao vai trò quan trọng hơn nước khác: các nước thành viên thường trực P5. Họ có lá phiếu phủ quyết. Nếu nghị quyết không phù hợp lợi ích của họ, họ sẽ phủ quyết .

"Bị ràng buộc cơ chế đó", thế nhưng, theo Thứ trưởng Phạm Bình Minh "tiếng nói của Việt Nam cũng quan trọng".

Hai năm qua, Việt Nam đều sử dụng lá phiếu của mình xuất phát từ lợi ích chung của LHQ. Và đã có trường hợp ta bỏ phiếu chống, cùng với những nước cùng quan điểm, vì không phù hợp nguyên tắc của ta với những vấn đề can thiệp chủ quyền quốc gia, hoặc vấn đề không đến mức đe dọa an ninh quốc tế.

"Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam, dám nói tiếng nói khác", Thứ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định.

"Ngoại giao Việt Nam luôn tiếp thu truyền thống của cha ông: Độc lập, tự chủ. Đó là kim chỉ nam, là nguyên tắc của Việt Nam trong hoạt động ngoại giao".

Việt Nam cũng luôn tuân thủ nguyên tắc "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Nếu nắm vững được "dĩ bất biến, ứng vạn biết", thì hiểu lúc nào là thời cơ để chớp.

Về việc ta tận dụng thời cơ tham gia HĐBA đến đâu, Thứ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá, hai năm HĐBA, chúng ta đã tận dụng được thời cơ. Tuy nhiên, do lần đầu tham gia, còn ít kinh nghiệm, nên ta mới chỉ tập trung vào những vấn đề chính, những vấn đề ta quan tâm, chưa thể dàn trải hết các vấn đề, chưa có nhiều sáng kiến. Nếu chấm thang điểm 10, ta mới được 6, Thứ trưởng Phạm Bình Minh khiêm tốn nhận xét. Nếu được làm lần nữa, chắc chắn, Việt Nam sẽ biết tận dụng tốt hơn.

Dàn xếp cho giải pháp hòa bình

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đặt vấn đề, với kinh nghiệm trải qua các cuộc chiến để giành và giữ nền hòa bình, Việt Nam có đủ tư cách là một trung gian hòa giải, để hòa bình, hạnh phúc hơn. Liệu Việt Nam có thể đóng vai trò đó hay không?

Đáp lời, Thứ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định: "Việt Nam có cơ hội và có khả năng để đóng góp để các nước dàn xếp đi đến giải pháp hòa bình".

Tuy nhiên, để làm trung gian hòa giải đòi nhiều yếu tố: sức mạnh cứng, tiềm lực kinh tế, vai trò của nước đó... Còn Việt Nam đến với các nước với kinh nghiệm là nước chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, mong muốn hòa bình, đồng thời có được sự tin cậy của các nước. Đó là tiêu chuẩn để các nước coi trọng, muốn Việt Nam đóng góp vào hòa giải.

Trong 2 năm tham gia HĐBA, Việt Nam đã có hoạt động ban đầu liên quan đến việc tìm giải pháp hòa bình. Tranh chấp biên giới của Thái Lan - Campuchia cũng đã được đề nghị đưa ra tại HĐBA. Là thành viên HĐBA, và ASEAN, Việt Nam đã cùng hai nước thảo luận.

Việt Nam cũng coi trọng vấn đề Trung Đông, muốn đóng góp cho hòa bình Trung Đông tại HĐBA. Cả hai lần làm Chủ tịch HĐBA (tháng 7/2009, và tháng 10/2009), Việt Nam đã đưa sáng kiến thảo luận mở về Trung Đông, được các nước ủng hộ. Trong đó có lần sau gần một năm không có bất kì cuộc thảo luận mở nào về vấn đề này.

Ban đầu, nhiều ý kiến lo ngại chúng ta không làm được. Nhưng Việt Nam đã tổ chức thành công. Các nước đến nêu ý kiến, sáng kiến cho vấn đề Trung Đông...

Giữ vững chủ quyền

Trước một loạt câu hỏi của độc giả về việc, Việt Nam đã tận dụng cơ hội tham gia HĐBA như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế, Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho hay, theo quy định, không phải bất cứ vấn đề nào cũng đưa ra HĐBA.

Chỉ những vấn đề chiến tranh, nội chiến đang xảy ra trên thế giới, hoặc các hành động trực tiếp ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến hòa bình và an ninh quốc tế mới được đưa ra.

Biển Đông trong thời gian qua, dù có hoạt động này kia, nhưng vẫn là hoạt động trên khu vực này, chưa đe dọa an ninh thế giới. Và cũng chưa ai nêu vấn đề Biển Đông ở HĐBA.

Hơn nữa, hiện nay, chúng ta "cũng đang có cơ chế giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua quan hệ song phương với các nước tranh chấp, và trong ASEAN có cơ chế DOC, Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông".

Năm 2010 kỉ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Việt - Trung, Việt Nam lại là chủ tịch ASEAN, nhiều độc giả nêu câu hỏi, Việt Nam tận dụng cơ hội này như thế nào để đẩy mạnh giải quyết vấn đề Biển Đông.

Thứ trưởng Phạm Bình Minh cho hay, "tất cả vấn đề liên quan đến an ninh khu vực có thể đưa ra ở ASEAN".

Trong chương trình nghị sự của ASEAN luôn có vấn đề Biển Đông, vì đây là vấn đề thuộc các nước ASEAN, liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nước.

"Việt Nam sẽ nỗ lực để triển khai đảm bảo mục đích là giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ", Thứ trưởng cho hay.

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!






Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Bản lĩnh Việt Nam tại Hội đồng Bảo an

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Văn Chấn :: Ngoài Lề Diễn Đần :: Thùng Rác -









Design By Admin nhoc_pro
wWw.VanChan.Us.To
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất