Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường THPT Văn Chấn


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


ĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22 Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
28/03/10, 01:32 am
Admin
[Tui là]
ĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22 CatlAdminĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22 Catr

Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 60
Ngày Sinh : 04/01/1991
Ngày Tham Gia : 07/03/2009
Tuổi : 33
Bạn Đến Từ : Lớp 12c2-k34

ĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22 Vide

Bài gửiTiêu đề: ĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22
http://vanchan.us.to

Bai 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG
ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC, NHÂN DÂN MIỀN BẮC
VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1968)
*********
I. Mục tiêu bài học: …………..

TG ND học sinh cần nắm




5p. I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam (1965 – 1968)
1. Chiến lược “CTCB” của Mĩ ở Miền Nam
*Âm mưu:
- Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- “CT cục bộ” là CT xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội SG
* Thủ đoạn: Thực hiện 2 giọng kìm: tìm diệt và bình định
+ Cuộc hành quân tìm diệt ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)
+ Tìm diệt và bình định trong 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và1966-1967
15ph. 2.Chiến đấu chống chiến lược “CT cục bộ” của Mĩ
Nhân dân 2 miền Nam Bắc quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ
* Quân sự:
- Chiến thắng Vạn Tường 18/8/1965 . Ta diệt 900 tên, 22 xe tăng, 13 máy bay
 Ý nghĩa : Đánh dấu khả năng thắng Mĩ của quân dân MN, mở đầu cao trào “Tìn Mĩ…”
- Thắng lợi 2 mùa khô
+ 1965 – 1966: diệt 104.000 tên, trong đó có 42.000 tên Mĩ .
+ 1966 – 1967: diệt 151.000 tên, trong đó có 68.000 tên Mĩ
* Chống bình định: phá từng mảng “ấp chiến lược” ở nông thôn
* Chính trị: phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, sinh viên, học sinh, Phật tử đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ diễn ra mạnh mẽ.
*Ngoại giao:uy tín của MTDTGP MNVN được nâng cao trên trường quốc tế: được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực (ủng hộ)
15ph. 3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968
a. Hoàn cảnh
- So sánh lực lượng có lợi cho ta.
- Lợi dung mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968).

b. Diễn biến : mở đầu là cuộc tập kích của quân chủ lực vào khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31-1-1968(đêm giao thừa Tết Mậu Thân). Sau đó diễn ra trong 3 đợt: từ 30/1 đến 25/2; tháng 5 và 6; tháng 8và9.

c. Kết quả
- Đợt 1: diệt 147.000 tên, trong đó có 43.000 tên Mĩ. Phá huỷ nhiều vật chất và phương tiện chiến tranh.
- Đợt 2 và 3, ta gặp khó khăn và tổn thất, do lực lượng địch đông và phản công ở cả thành thị và nông thôn.

c. Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược quân Mĩ , buộc Mĩ phải “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược(thừa nhận thất bại của “chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965-1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
a. Duyên cớ
+5/8/1964 Mĩ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”để lấy cớ ném bom bắn phá miền Bắc.
+ 7/2/1965 Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
b. Mục tiêu
Phá hoại hậu phương lớn của miền Nam, hỗ trợ cho việc xâm lược miền Nam.

c. Âm mưu và thủ đoạn của chiến tranh phá hoại
+ Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
+ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại , vừa sản xuất và làm tròn nghĩa vụ hậu phương.
a.Sự chuyển hướng trong xây dựng kinh tế và hoạt động xã hội?
- Chuyển mọi hoạt động vào thời chiến,quân sự hoá toàn dân.
-Triệt để sơ tán, đào hầm tránh bom.
- Dấy lên phong trào thi đua yêu nước.
- Xây dựng kinh tế với qui mô phù hợp.
b. Thành tích trong chiến đấu và sản xuất.
-Trong chiến đấu:
+ Bắn rơi 3.243 máy bay,trong đó có 6 máy bay B52, 3 F111, bắn cháy và chìm 143 tàu
+ Ngày 11/1968 Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
- Trong sản xuất: miền Bắc cũng lập được nhiều thành tích quan trọng.

c. Làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn?
* Kết quả: trong 4 năm(65-68) hơn 30 vạn cán bộ,chiến sĩ và hàng chục vạn tấn vũ khí , đạn dược ,lương thực, thuốc men được đưa vào Nam.(tăng gấp 10 lần )


III. Chiến đấu chống chiến lược “VN hóa CT” và “ĐD hóa CT” của Mĩ (1969 – 1973)
1. Chiến lược “CTVN hóa” và “Đông Dương hóa CT” của Mĩ
* Âm mưu&thủ đoạn:
-Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”
- “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực và không quân Mĩ và do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
- “Đông Dương hoá chiến tranh” là Mĩ dùng quân đội Sài Gòn xâm lược Cam Pu Chia vàtăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”


2. Chiến đấu chống chiến lược “CTVN hóa” và “Đông Dương hóa CT” của Mĩ
* Chính trị:
- Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập; được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- 24 và 25/4/1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương đã nêu cao quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
* Quân sự:
-30/430/6/1970 quân ta phối hợp với quân Cam Pu Chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam Pu Chia của quân Mĩ và quân Sài Gòn, diệt 17.000 tên,giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
-12/2  23/3/1971 quân ta phối hợp với quân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ, ngụy ở Đường 9 Nam Lào, diệt 22.000 tên.
* Phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị nổ ra liên tục.
* Phong trào của quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” diễn ra mạnh mẽ.
3. Cuộc tiến công chiến lược năm1972
-Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược khắp miền Nam, nhưng mặt trận chính là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, diệt hơn 20 vạn quân ngụy, giải phóng nhiều vùng rộng lớn và đông dân.



-Ý nghĩa: Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược“Việt Nam hoá chiến tranh” ).
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển KT-XH, chiến đấu chống CT, phá hoại lần 2 của Mĩ (1969-1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.
a. Nhiệm vụ :
- khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.


b.Thành tựu.
* Kinh tế.
- Nông nghiệp:
+Áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật, năng suất đạt 5 tấn/ha.
+Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
- Công nghiệp.
+Nhà máy thuỷ điện Thác Bà (Yên Bái) bắt đầu phát điện từ 10/1971.
+ Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.
* Văn hoá, giáo dục, y tế: cũng nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
- 16/4/1972 Mĩ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Từ 18 – 29/12/1972 Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
+ Kết quả:
Bắn rơi 81 máy bay ( trong đó có 34 B52 và 5 F 111), bắt 43 phi công. Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai , ta bắn rơi 735 máy bay (trong đó có 61 B52 và 10 F 111), bắn chìm 125 táu, diệt hàng trăm phi công.
+ Ý nghĩa:
“Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta , đã buộc Mĩ phải ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc (15/1/1973) và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam (27/1/1973).
* Làm tròn nghĩa vụ hậu phương :
-trong 3năm (1969- 1971) khối lượng vật chất chi viện cho miền Nam tăng 1,6 lần so với 3 năm trước đó và hàng chục vạn bộ đội được tăng viện cho chiến trường miền nam, Lào, Cam Pu Chia.
- 1972: có 22 vạn bộ đội và khối lượng vật chất chi viện tăng 1,7 lần so với năm 1971.
V. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
1. Hoàn cảnh.
- Sau đòn bất ngờ của ta Tết Mậu Thân 1968, Giôn Xôn tuyên bố ngừng ném bom miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và Thương lượng với Việt nam.
- 13/5/1968, đàm phán 2 bên ( VNDCCH- MĨ)
- 25/1/1969, đàm phán 4 bên(VNDCCH+CPCMLTCHMNVN-Mĩ- VNCH)
- Hội nghị trải qua nhiều phiên họp công khai và tiếp xúc riêng, rấtgay go và kéo dài nhiều năm.
- Sau thất bại trong trận ĐBP trên không,Mĩ phải kí hiệp định (Pa-ri 27/1/1973).
2.Nội dung: (7 nội dung - học SGK, trang 203, 204)
3. Ý nghĩa :
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân ta, rút hết quân về nước.
- Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
*Củng cố:
- Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, tiến hành “chiến trnh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”, mở rộng chiến tranh ra cả nước và toàn Đông Dương. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu, phối hợp với Lào và Cam Pu Chia chiến đấu chống Mĩ, trong lúc miền Bắc vẫn tiếp tục sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chi viện cho chiến trường cả ba nước Đông Dương .
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta cùng với Lào và Cam Pu Chia giành thắng lợi ngày càng to lớn trên cả ba mặt trận QS, CT, NG. tiêu biểu là: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”. Chiến dịch phòng không “Điện Biên Phủ trên không"trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở miền Bắc đã buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc( lần thứ hai) và phải kí Hiệp định Pa-ri 1973 về chấm đứt chiến tranh ở Việt Nam để rồi phải rút hết quân về nước (sau 2 tháng).


BÀI: 23. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN BẮC,
(Tiết: 43,44) GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)
*********
I.Mục tiêu bài học.
1.Về kiến thức.
Có những hiểu biết về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong thời kỳ mới sau Hiệp định Pa-ri 1973 nhằm tiến tới giải phòng hoàn toàn miền Nam; về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2.Về tư tưởng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sư6 lãnh đạo của Đảng.



TG Nội dung
I.Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.
-6/1973 căn bản khắc phục hậu quả chiến tranh.
-Cuối 1974 kinh tế được khôi phục và phát triển vượt mức trước chiến tranh phá hoại (1971).
-Trong 2 năm 1973-1974 miền Bắc đã tăng cường chi viện cho miền Nam, Lào và Cam- Pu- Chia gần 20 vạn bộ đội; hàng chục vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kỹ thuật và hàng chục vạn tấn vật chất. Đột xuất 2 tháng đầu năm 1975 đã đưa vào Nam 57.000 bộ đội.
II.Miền Nam Đấu tranh chống địch “bình định lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
- 29/3/1973 Mĩ rút quân khỏi nước ta, nhưng vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ cho Nguỵ; chúng mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” bằng những cuộc hành quân “bình định lấn chiếm” vùng giải phóng. Thực chất là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định, nhưng do Mĩ-Nguỵ phá hoại nên ta phải đấu tranh kiên quyết để bảo vệ Hiệp định, bảo vệ thành quả cách mạng, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
- Nghị quyết 21 của trung ương Đảng (7/1973) khẳng định: phải tiếp tục dùng bạo lực cách mạng và nắm vững chiến lược tiến công đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Cuối 1973 ta đánh trả các cuộc hành quân lấn chiếm của địch.
- Cuối 1974 ta mở đợt họat động quân sự Đông- Xuân ở miền Đông và miền Tây Nam bộ, giải phóng đường số 14 và toàn tỉnh Phước Long (6/1/1975)
=> Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng chiến thắng của ta và nguy cơ thất bại hoàn của Mĩ-Ngụy.
-Đồng thời ta cũng đẩy mạnh tiến công địch trên mặt trận chính trị, ngoại giao.
III.Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
1.Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền nam.
- Cuối 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976;
- Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
2.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
a.Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975).
- 10/3/75 giải phóng Buôn Ma Thuộc.
- 24/3/75 giải phóng Tây Nguyên.
- Ý nghĩa: chuyễn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

b.Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3/75).
- 25/3/75 giải phóng Huế.
- 29/3/75 giải phóng Đà Nẵng.
C.Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/4 đến 30/4/75).
- 26/4/75 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cánh quân của ta tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- 30/4/75 giải phóng Sài Gòn.
- 2/5/75 giải phóng toàn miền Nam.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
1. Ý nghĩa lịch sử.
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc; chấm dứt ách thống trị của CNĐQ và chế độ phong kiến; hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước.
-Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
-Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mĩ và thế giới; là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
2.Nguyên nhân thắng lợi.
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ chủ tịch với đường lối chính trị ,quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo.
-Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần đoàn kết và bất khuất chống ngoại xâm.
-Có hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
-Tinh thần đoàn kết giữa ba dân tộc Đông Dương; sự đồng tình , ủng hộ và giúp đỡ to lớn của lực lượng tiến bộ trên thế giới, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.

* Củng cố.
-Sau Hiệp định Pa-ri 1973 ,Mĩ rút quân về nước, miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế và chi viện cho miền nam. Trong khi đó miền nam đẩy mạnh đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
-Cuộc tổng tiến công và nổi Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thắng lợi có ý nghĩa to lớn kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và mở ra kĩ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
*


CHƯƠNG V
VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
*********
Bài 24 (tiết 46) VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI
CỦA CUỘCKHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC NĂM 1975
*********
I-Mục tiêu bài học.
1.Về kiến thức.
Có những hiểu biết về tình hình hai miền đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về nhiệm vụ cách mạng nước ta trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975 nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hoá, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
2.Về tư tưởng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc-Nam, tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, niềm tin vào tiền đồ của cách mạng.
3.Về kĩ năng.
Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá tình hình đất nước sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng cả nước trong năm đầu sau chiến tranh kết thúc, miền Nam vừa được giải phóng.

TG Nội dung
5p


15p I.Tình hình hai miền Bắc-Nam sau năm 1975.
*Miền Bắc.
-Thuận lợi: có cơ sở vật chất-kỹ thuật ban đầu của CNXH.
-Khó khăn: hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại.
*Miền Nam.
- Thuận lợi: hoàn toàn giải phóng.
- Khó khăn: Hậu quả chiến tranh và tàn dư của chế độ cũ.



II.Khắc phục hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở hai miền đất nước.
* Miền Bắc:Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế- văn hoá từ 1973.
*Miền Nam.Thực hiện các nhiệm vụ :
- Tiếp quản vùng giải phóng.
- Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng.
- Đưa dân ở thành thị và “các ấp chiến lược” hồi hương về nông thôn.
-Thực hiện chính sách ruộng đất.
-Khôi phục sản xuất.
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá,giáo dục, y tế.
III.Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976)
-25/4/1976 bầu cử Quốc hội trong cả nước.
-Từ 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên ở Hà Nội; đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng:
+Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại.
+Quyết định tên nước là CH XH CN VN.
+Quyết định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca
+Quyết định thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn đổi tên là TP. Hồ Chí Minh.
+Bầu các cơ quan và chức vụ cao nhất của nhà nước và bầu uỷ ban dự thảo hiến pháp.
+Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền.


-Ý nghĩa việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
+Là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
+Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, những điều kiện thuận lợiđể cả nước đi lên CNXH , những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng với vác nước trên thế giới.
-Tháng 7/1976 nước ta được 94 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
-20/9/1977 nước ta trở thành hội viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
* Củng cố.
Trong hơn năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ, tiến tới thống nhất đất nước về mặt nhà nước;hậu quả nặng nề của chiến tranh và của chủ nghĩa thực dân mới đãt sớm được khắc phục; kinh tế-văn hoá bị chiến tranh tàn phá được phục hồi và bước đầu phát triển, tất cả đã tạo cơ sở và điều kiện để cả nước đi lên CNXH.
*




Bai 25 (!!!!) XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI,
ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1986 )
*********
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
Có những hiểu biết về con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội; về quá trình 10 năm đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
2. Về tư tưởng.
Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần lao động xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
TG Nội dung
I. Đất nước bước đầu đi lên CNXH (1976 – 1986)
1.Cách mạng Việt Nam chuyển sang cách mạng XHCN
-Bắt đầu: sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
-Điều kiện: đất nước độc lập và thống nhất.
-Đi lên CNXH sau khi đất nước độc lập và thống nhất là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.
2.Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1980 )
-Đại hội Đảng IV (14 – 20/12/1976 với 2 quyết định:
+Đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980.
* Thành tựu:
-Kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải được khôi phục và phát triển.
-Cải tạo XHCN cơ bản hoàn thành.
-Văn hóa, giáo duc, y tế:được đẩy mạnh.
3.Thực hiện kế hoạch nhà nước 5năm (1981 – 1985)
- Đại hội Đảng lần thứ V (27 đến 31/3/1982) với 2 quyết định:
+Tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH..
+Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981-1985.
* Thành tựu:
- Nông nghiệp: tăng 4.9% / năm.
-Công nghiệp: tăng 9,5 % / năm.
- Thu nhập quốc dân: tăng 6,4 % / năm.
- Cơ sở vật chất và khoa học- kỹ thuật đều đạt những thành tựu to lớn.

II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 – 1979).
* Bảo vệ biên giới Tây - Nam
(1975 – 1979): lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7/1/1979)
* Bảo vệ biên giới phía Bắc (tháng 2, tháng 3 / 1979): Đẩy lùi quân xâm lượcTrung Qốc (18/3/1979).
*Củng cố bài học.
Trong hơn một thậpniên (1976 – 1986), thực hiện hai kế hoạcg nhà nước 5 năm, cách mạng XHCN ở nước ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể, song cũng gặp nhiều khó khăn, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng vào đầu những năm 80. Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới. Đại hội Đảng VI năm 1986 của Đảng đã đưa nước ta vào thời kỳ đổi mới.

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!






Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

ĐÊG Cương LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 từ bài 22

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Văn Chấn :: Ngoài Lề Diễn Đần :: Thùng Rác -









Design By Admin nhoc_pro
wWw.VanChan.Us.To
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất