Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
wWw.vanchan.forum.st

Chào Mừng Các Bạn ĐÃ Đến Với 4rum Trường THPT Văn Chấn

1: Hãy Tham Gia Đang Nhập Đẻ Pos Bài Nếu Bạn ĐÃ Có Tài Khoản
2: Nếu Chua Có Tài Khoản Hãy Click Vào Để Đang kí Mới Nha <- Thank]
3: Hoạc Click Vào [ Do Not Display again ] ĐỂ Tắt Bắng Này Đi
---------------------------------------------------------------------------
Rất Mong Nhận Được Sự Ủng Hộ Và Giup Đơ Của Các Bạn ĐỂ 4 Rum Ngày Càng Phát Triển
== BQT == [Liên Hệ ] == [ 0973.929.236]==
Trường THPT Văn Chấn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường THPT Văn Chấn


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Trường xưa thầy cũ Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
18/11/09, 02:15 pm
nhoc_pro
[Tui là]
Trường xưa thầy cũ Catlnhoc_proTrường xưa thầy cũ Catr

Đại Tướng
Đại Tướng

Họ Tên Của Bạn : Quản Lý 4rum Văn Chấn School
Nam
Tổng số bài gửi : 328
Ngày Sinh : 04/01/1991
Ngày Tham Gia : 07/04/2009
Tuổi : 33
Bạn Đến Từ : Noi Tình Yêu Bát Đầu

Trường xưa thầy cũ Vide

Bài gửiTiêu đề: Trường xưa thầy cũ
http://www.vanchan.us.to

Trước Cách mạng tháng 8-1945, ở phố Hàng Bài - Hà Nội (địa điểm trường Trưng Vương ngày nay) có một trường học "Đồng Khánh" (ĐK) giành riêng cho Nữ sinh. Trường ra đời từ 1917, có hai cấp tiểu học và trung học.

Kỷ niệm 80 nǎm thành lập trường, học sinh ĐK cũ đã có nhiều hoạt động trong đó có sự tập hợp nhiều bài viết của chị em (ôn lại kỷ niệm trường xưa) xuất bản thành cuốn sách quý "Đồng Khánh - Hà Nội - mái trường thân yêu"

Qua 49 bài viết hơn 200 trang sách, các chị đã ghi lại hình ảnh mái trường với các cô giáo không thể nào quên và biết bao bạn bè thời nữ sinh hồn nhiên cách đây hơn nửa thế kỷ.

Chị B.T.Ty, 80 tuổi viết: "Mặc dù 61 nǎm đã trôi qua... mỗi khi nghĩ đến trường tôi lại nhìn thấy rất rõ... nhưng lớp học tôi đã ngồi, rồi nơi học khâu vá thêu thùa, chỗ học nấu ǎn làm bánh".

Chị Đ.T.Xuân kể khu nội trú "phòng ǎn, phòng ngủ, chỗ nào cũng ngǎn nắp, sạch sẽ đầy đủ tiện nghi, bàn ghế giường tủ...đều bóng loáng"

Một chị (khoá 1932-1936) thì nhớ "ở men hàng rào sát...có trồng rất nhiều hoa "lý" màu đỏ tươi, rực rỡ..."

Nhưng, đẹp đẽ nhất, nổi bật nhất trong những hồi ức "suốt đời vẫn nhớ" của các chị vẫn là hình ảnh các cô giáo thân thương.

Chị N.Hải - đã học 10 nǎm ĐK cho biết: "Từ những lớp nhỏ, các bà giáo là những người đầu tiên đã khai trí tuệ, đã dạy chúng tôi biết chữ...và biết bao lời dạy dỗ...Các bà thương binh chúng tôi như con".

Thời ấy, trừ một số trường hợp đặc biệt, nữ sinh cũng thưa với các bà giáo là các cô và "khi chúng tôi nói chuyện về các cô, chỉ có những lời âu yếm, kính trọng mà thôi".

Cô Nhu, cô Lục, cô Mão, cô Thục Viên, cô Yến... luôn luôn được các chị hồi tưởng..."cô Lê Thị Nhu không chỉ dạy vǎn hoá mà còn quan tâm đến học sinh, từ ǎn mực, đứng ngồi nói nǎng, sao cho giữa được nề nếp con gái Việt Nam... Cứ giờ cô là ai nấy sửa sang quần áo tóc khǎn... Có khi cô còn trực tiếp đi vén lại mái tóc cho những học sinh chải chưa gọn với lời nhắc nhở nhẹ nhàng: "Sao con cứ tự làm xấu con đi như thế".

Còn đây là một ấn tượng sâu xắc của một học sinh đối với cô giáo Nguyễn Thị Thục Viên: "...Cô đĩnh đạc, khoan thai, tiếng nói nhẹ nhàng, "Ngày hoàng hậu Nam Phương đến thǎm lớp, cô vẫn đứng trên bục giảng đưa tay bắt tay Hoàng hậu và từ tốn trả lời các câu hỏi của bà, không hề mất chủ động", "...trong khi đó, Nguyễn Tiến Lãng, người đi cùng hoàng hậu, muốn tâu gửi gì đều phải quỳ xuống đất" , "Thái độ đoàng hoàng của cô đã gây cho chúng tôi một niềm tự hào chính đáng... Chúng tôi rất kính trọng cô".

Cách mạng Tháng Tám thành công. Cô được cứ làm hiệu trưởng nhà trường, lúc này mang tên TrưngVương. Cô cũng là một trong những phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Nguyễn Thị Yến cũng là một bà mẹ hiền của học sinh. Cô gắn bó với ĐK rồi với Trưng Vương (có thời kỳ cô là hiệu trưởng) cho đến khi nghỉ hưu. Nǎm 1994, dịp mừng thọ cô 90 tuổi, chị Thái Tiên làm thơ về cô:

Yêu nghề dạy học bao nhiêu

Càng đông con cái càng nhiều tình thân...

Lật tiếp những trang sách, học trò cũ và người đọc không thể quên hình ảnh cô Nguyễn Thị Mão "nhân từ hết lòng yêu thương, chỉ bảo học sinh"... Cô có nhiều thế hệ học sinh, mỗi người một cảnh, mỗi tính nết nhưng sau bao nǎm xa cách, khi gặp cô vẫn nhớ từng chi tiết ở từng người một cách minh mẫn. Đó là vì trong 20 nǎm dạy học, cô đã thực sự quan tâm đến từng học sinh. Lời điếu của chị em trong lễ tang cô (8-1-1992) có đoạn: "Không lúc nào bằng lúc này, hình dáng dụi dàng của cô trên bục giảng lại hiện lên rõ nét trong tâm trí chúng con..., những lời giáo huấn nghiêm nghị nhưng rõ ràng, đầy sức thuyết phục của cô đã thấm dần vào con tim và trí óc chúng con... Chúng con đã oi gương cô, tận tuỵ với chồng con, tận tâm tận lực trong công việc, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết...Cô là khuôn vàng thước ngọc cho chúng con noi theo...

Các cô giáo của ĐK nay hầu hết đã đi xa. ở cấp tiểu học chỉ còn hia bà Nguyễn Khánh Quý và Trần Thị Liên. Bà Liên trong kháng chiến chống Pháp từng là Chủ tịch Uỷ ban hnàh chính xã. Bà Quý nǎm nay 92 tuổi, từng công tác phụ nữ ở Thanh Hoá, Hà Nội, sau trở lại ngành giáo dục. Về nghỉ hưu còn tham gia Ban chấp hành phụ nữ phường.

Các bà giáo đã không ngừng làm việc, đóng góp cho xã hội, cho đất nước xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh.

Trong sách còn có cả hình ảnh bà giáo người Pháp mà học sinh vẫn nhớ và quý. Như bà Lemaire (Lơ Merơ) về sau vào Sài Gòn dạy học. Trong kháng chiến chống Pháp đã nuôi dấu, che chở và tích cực giúp đỡ cán bộ ta hoạt động bí mật, giúp đỡ học sinh cũ mà lúc ấy bà đã biết là cán bộ kháng chiến. Hiện nay bà 91 tuổi, sống ở Paris, vẫn thư từ liên hệ với học sinh cũ. Các chị ở Việt Nam và ở Pháp vẫn thường xuyên thǎm hỏi và trìu mến gọi bàlà "Má Le Maire", ca ngợi bà " người đã có những nghĩa cử cao đẹp" (theo lời kể của chị N.T.Nhâm).

Tình thầy trò thắm thiết, sâu sǎc, vượt qua không gian, thời gian đã là nội dung lớn toạ tạo nên giá trị cuốn sách. Bên cạnh đố là một mảng phong phú nữa của sách (bài viết này không đề cập được) tình bè bạn trong sáng, hình thành thời cùng học và phát triển bền chặt mãi về sau...

Cuối kỷ niệm "Đồng Khánh - Hà Nội - Mái trường thân yêu" giúp ta hiểu thêm về nhà trường xưa và kính yêu thêm những người thầy chân chính.

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!






Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Trường xưa thầy cũ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Văn Chấn :: Ngoài Lề Diễn Đần :: Thùng Rác -









Design By Admin nhoc_pro
wWw.VanChan.Us.To
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất